Đó là những những bức xúc của nông dân về các nhà máy đường được chia sẻ tại hội thảo: Hướng tới phát triển bền vững ngành mía đường Việt Nam,ôngdântrồngmíatốnhàmáyđườngquá12 bet do Tổ chức Forest Trends tổ chức sáng nay 21.1.
Sẵn sàng trả phí đo CCS độc lập
Đại diện các hộ nông dân trồng mía, ông Hồ Thành Biên (tỉnh Tây Ninh) chia sẻ tại hội nghị trong tâm trạng rất bức xúc.
Theo ông Biên, nguyên nhân khiến diện tích, số hộ trồng mía ngày càng giảm là do “các nhà máy đường quá tham lam”. Nhiều năm nay, họ được hưởng rất nhiều đặc ân và ưu đãi từ Chính phủ nhưng không chịu chia sẻ lợi ích với nông dân.
Nông dân trồng mía nhận được lợi nhuận quá thấp so với các nhà máy đường |
Thanh Niên |
Cụ thể, về phân chia lợi nhuận hiện nay, nông dân chỉ được 11%, còn 89% rơi vào các nhà máy đường. Đây là điều rất bất hợp lý.
Về giá mua mía nguyên liệu, dù có luật Giá quy định về hiệp thương giá bán. Nhưng các nhà máy không chịu thừa nhận cơ chế hiệp thương, gần như không có doanh nghiệp nào chịu ngồi với nông dân để thương thảo. “Các nhà máy đường chủ động o ép về giá, hiện nay vẫn có đơn vị đang thu mua với giá bèo bọt dưới 1 triệu đồng/tấn”, ông Biên nói.
Theo ông Biên, một trong những cơ sở xác định giá trị nguyên liệu là đo "chữ đường" (CCS - trị số dùng làm căn cứ để xác định chất lượng mía trong giao dịch mua, bán mía) thiếu minh bạch, các nhà máy đường không chịu công khai nên nông dân không thể biết giá trị sản phẩm của mình ở mức nào.
“Ở Tây Ninh, nhà máy đưa ra CCS mức 7 nhưng thực tế, chúng tôi đưa mía đi đo ở đơn vị độc lập thì CCS lên tới 11 - 13. Chúng tôi đi đo vậy thôi chứ không có giá trị gì và chỉ thấy trong lòng dâng lên nỗi niềm ngày càng bất mãn và chỉ muốn xóa xổ mía ngay chứ không mặn mà với cây trồng, với ngành này nữa”, ông Biên nói.
Kiến nghị tại hội thảo, ông Biên cho rằng, vấn đề cốt lõi đối với nông dân hiện nay là cần các nhà máy tính toán lại cho rõ ràng về tỷ lệ chia lợi nhuận. Mức lợi nhuận hiện nay chỉ tính từ chênh lệch giá mía nguyên liệu cho đến giá bán đường. Trong khi ngoài đường, các nhà máy còn có rất nhiều sản phẩm nữa, giá trị cao. Bên cạnh đó, các nhà máy phải minh bạch về CCS.
“Chúng tôi đề nghị nên có tổ chức độc lập chứng nhận CCS làm cơ sở để doanh nghiệp và nông dân thương thảo định giá mua mía nguyên liệu. Nông dân chúng tôi sẵn sàng trả phí cho dịch vụ này”, ông Biên nói.
“Ngành mía đường như đội bóng giỏi nhưng đá toàn thua”
TS Cao Văn Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu mía đường, cho rằng thực trạng của ngành mía đường hiện nay giống như một đội bóng có những cầu thủ giỏi nhưng đá toàn thua.
Bộ giống mía sử dụng của Việt Nam hiện nay tương đồng với Thái Lan. Nông dân sản xuất rất giỏi, có thể đạt tới 140 tấn/ha. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp mạnh trong ngành mía đường nhưng yếu nhất hiện nay là khâu liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân và nhà khoa học.
Cũng theo ông Đương, không phải ngành xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước nhưng ngành mía đường ít được đầu tư mạnh để nghiên cứu, ứng dụng về khoa học công nghệ. Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu ở mảng giống, kỹ thuật, quy trình chăm sóc còn nghiên cứu về công nghệ, thiết bị chế biến, sản xuất trong nhà máy thì rất ít dự án, trong khi các nước đầu tư rất mạnh ở mảng này.
Đồng quan điểm, PGS - TS Đào Thế Anh, Viện phó Viện Nghiên cứu khoa học nông nghiệp, cho rằng đầu tư vào nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành mía đường còn quá yếu trong khi đây là yếu tố để cải thiện sức cạnh tranh. Nếu ngành mía đường không tự chủ sản xuất, cứ để đi nhập nhiều từ nước ngoài như hiện nay thì rất nguy hiểm.
PGS - TS Đào Thế Anh nhấn mạnh, vấn đề đo và minh bạch CCS được đặt ra trong nhiều năm nhưng đến nay không được cải thiện. Thực tế tại Thái Lan, cơ quan nhà nước có vai trò đánh giá CCS.
“Hiệp hội Mía đường Việt Nam cần phải kiến nghị mạnh mẽ với cơ quan nhà nước về sự cần thiết phải xây dựng, cung cấp dịch vụ CCS độc lập. Trong đó, hiệp hội có vai trò giám sát đảm bảo tính trọng tài giữa nông dân trồng mía và các nhà máy đường”, ông Đào Thế Anh nói.